+ Thông qua hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cơ bản của mình đó là lợi nhuận, một mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều phải hướng tới. Lợi nhuận là mục tiêu đầu tiên cũng như mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp, nó quyết định và chi phối các hoạt động khác như: nghiên cứu, tìm kiếm thị trường mới; thu mua và tạo nguồn hàng; tiến hành các hoạt động dự trữ, dịch vụ… các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia và tiếpcận vào thị trường thế giới. Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình.
Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu. Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia khác. Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực, sự bổ sung hàng hoá giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu.
Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trưường gần 20 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh. Do đó hoạt dộng nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH – HĐH đất nước. Cụ thể những vai trò những vai trò được thể hiện rõ nét như sau:
+ Trước hết nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế.
+ Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân.
+ Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia là cầu nối thông suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở CNH.
+ Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại.
+ Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới tham gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO.
Những vai trò to lớn đó của nhập khẩu mỗi quốc gia luôn luôn cố gắng để tận dụng tối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để vận dụng tối đa vai trò đó là cả một vấn đề đặt ra với đường lối phát triển của mỗi quốc gia, với những quan điểm của Đảng lãnh đạo.
Ở Việt Nam, có nền kinh tế xuất phát điểm rất kém, trước kia lại vận hành trong cơ chế quan liêu bao cấp, nền kinh tế chỉ là tự cung, tự cấp, công nghệ trang thiết bị lại lạc hậu, quan hệ kinh tế lại không phát triển, hoặc chỉ phát triển trong hệ thống các nươớc Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi đấy các nước này cũng có nền kinh tế kém phát triển. Vận hành trong nền kinh tế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra với kim nghạch nhỏ bé, bó hẹp trong một vài quốc gia cùng chế độ. Đặc biệt là quan hệ kinh tế Việt Nam với Liên Xô cũ dưới hình thức viện trợ và mua bán theo nghị định thư hoặc trao đổi hàng hoá đối lưu, cộng thêm vào đó là sự quản lí cứng nhắc của nhà nước làm mất đi sự năng động linh hoạt trong quan hệ kinh tế quốc dân chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước với cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, bị độc quyền, hoạt động theo tư tưởng quan liêu, tốc độ công việc nhập khẩu diễn ra trì trệ kém hiệu quả hoạt động nhập khẩu phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan chức trách. Trong khi trên khu vực và trên thế giới nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, linh hoạt và đem lại hiệu quả cao. Xu thế tất yếu ấy đã đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi để phù hợp với nền kinh tế trên thế giới, những tư tưởng lạc hậu ấy cần được cải tiến và xoá bỏ thay thế vào đó là những cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn. Đó chính là vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN.
Từ khi nền kinh tế thị trường thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng có lợi cho đất nước. Nền kinh tế đóng đã hoàn toàn bị diệt vong thay thế vào đó là nền kinh tế mở, hợp tác, quan hệ trên cơ sở cùng có lợi chuyển từ tư tưởng đối đầu sang đối thoại. Các chính sách mở rộng nhập khẩu đã bước đầu phát huy được vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động với khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hoá không ngừng tăng lên về giá trị và chất lượng, thu hút được sự tham gia của của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần theo đường lối của Đảng. Một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu. Để tiếp tục bước đi trên con đường đúng đắn đó và tiến thêm những bước vững chắc hơn trong tương lai thì trách nhiệm không thuộc về riêng ai, cần hơn ai hết sự lãnh đạo, chỉ đường và động viên của các cơ quan chức trách, tinh thần học hỏi, lao động, nghiên cứu tìm tòi cố gắng hết mình của từng doanh nghiệp, từng cán bộ công nhân viên hoạt động trong xuất nhập khẩu nói chung và trong nhập khẩu nói riêng. Cụ thể sự cố gắng hết mình đó phải được thể hiện trên các góc độ.
+ Thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương nhưng dưới sự quản lí của nhà nước
+ Hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong quan hệ thương mại quốc tế
+ Không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác, tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi.
+ Lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích riêng của đơn vị kinh doanh với lợi ích của toàn xã hội.
Muốn thực hiện được những chủ trương đặt ra đòi hỏi phải biết:
+ Sử dụng triệt để lợi thế, phát huy tối đa năng lực sẵn có, không được để xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ.
+ Hoạt động phải mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không vi phạm các điều ước quốc tế.
+ Nhập khẩu nhưng phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước
+ Cân đối giữa kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu
+ Ưu tiên nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu
+ Xây dựng thị trường nhập khẩu lâu dài, ổn định, bền vững
Thực hiện những nguyên tắc trên sẽ gặp phải không ít những khó khăn từ sự tác động chủ quan và khách quan. Các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ kịp thời thích đáng của các cơ quan lãnh đạo nhà nước để các doanh nghiệp từng bước tiến kịp trình độ quốc tế.