Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.
Chỉ định xét nghiệm clorua trong máu và nước tiểu
Việc chỉ định xét nghiệm clorua trong máu và nước tiểu được thực hiện khi:
Xét nghiệm định lượng các ion chính có trong huyết tương, hay còn gọi là xét nghiệm điện giải đồ nhằm mục đích đánh giá trình trạng cân bằng nước trong cơ thể và đánh giá cân bằng toan-kiềm của người bệnh.
Việc xét nghiệm nồng độ Clorua trong nước tiểu nhằm mục đích đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối và nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ kali máu. Bên cạnh đó, xét nghiệm nồng độ clorua trong nước tiểu còn được chỉ định trong việc đánh giá chẩn đoán tình trạng nhiễm toan do ống thận cũng như đánh giá các thành phần điện giải của nước tiểu và thăm dò thăng bằng toan-kiềm ở người bệnh.
Xét nghiệm clorua có thể được thực hiện trên một mẫu của tất cả nước tiểu được thu thập trong thời gian 24 giờ
Ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm clorua trong máu hoặc nước tiểu
Xét nghiệm clorua đo mức độ clorua trong máu hoặc nước tiểu là một xét nghiệm rất quan trọng. Về ý nghĩa lâm sàng kết quả xét nghiệm như sau:
Kết quả xét nghiệm cl bình thường trong máu:
Kết quả nồng độ Clorua bình thường trong nước tiểu:
Các giá trị bình thường ở trên chỉ là một phạm vi tham chiếu hoặc là một hướng dẫn. Những hướng dẫn và phạm vi này khác nhau ở mỗi phòng xét nghiệm và kết quả bình thường này cũng cần được bác sĩ đánh giá dựa trên sức khỏe và các yếu tố khác. Do đó, nếu có một giá trị nằm ngoài các giá trị bình thường được liệt kê ở trên thì nó cũng có thể vẫn bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh có nồng độ clorua trong nước tiểu và máu thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bình thường trên thì có thể đang gặp các tình trạng bất thường. Cụ thể, nếu xét nghiệm cl trong máu và nước tiểu cao có thể do:
Trường hợp xét nghiệm cl trong máu và nước tiểu thấp có thể do:
Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?
Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.
Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.
Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.
Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).
Ở Philippines, đa số người dân đều dùng tiếng Anh và thân thiện nên học viên dễ thực hành - Ảnh: BÔNG MAI
Trải nghiệm học tiếng Anh ở Philippines, điều ngạc nhiên mà tôi nhận thấy là không chỉ dân châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc... mà ngay cả người Pháp, Nga cũng ghé đảo quốc này học.
Mỗi người đến Philippines với mục tiêu học tiếng Anh khác nhau, như người Việt và Trung Quốc thường học hai khóa luyện thi IELTS và giao tiếp. Luyện thi IELTS được chuộng vì mục đích du học. Học viên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan lại chọn luyện thi TOEIC. Nhiều trường còn mở các khóa đặc biệt Working Holiday, ACE (Airline Cabin Crew English).
Học viên theo khóa Working Holiday để qua Úc, Canada, New Zealand làm việc tại nhà hàng, khách sạn, tiệm làm tóc, nông trại... Riêng ACE dành cho những ai có ý định làm tiếp viên hàng không. Nhiều trường còn mở trại hè quốc tế để trẻ các nước qua học với các hoạt động như hát, thuyết trình bằng tiếng Anh, du lịch, cưỡi ngựa, nấu ăn, bơi lội...
Gần 12h đêm, phòng ngủ chúng tôi vẫn sáng đèn, Hiroko ngồi lật từng trang thực đơn để học thuộc cách gọi tên món ăn bằng tiếng Anh. 30 tuổi, cô cho biết đây là cơ hội cuối để sang Canada theo diện Working Holiday.
Ngoài giờ học chính từ thứ hai đến thứ sáu ở trường, chiều thứ sáu và thứ bảy hằng tuần Hiroko đều tới học việc tại một nhà hàng nổi tiếng trong thành phố. Buổi tối trời mưa, Hiroko trang điểm nhẹ, khoác lên mình bộ đồng phục kèm chiếc tạp dề đen rồi cầm dù đi tới quán làm việc cho đến 10h đêm.
Cùng học Working Holiday, Aimi (25 tuổi, người Nhật) tâm sự trước kia từng là vận động viên bóng chuyền nhưng không thể tiếp tục theo đuổi thể thao nên dành tiền qua Philippines học tiếng Anh. Sau khi học ba tháng tại trường, Aimi bay thẳng sang Úc làm việc trong nông trại rau củ với hi vọng lấy được visa 2-3 năm ở đây. Mỗi đợt hết hạn visa, Aimi quay về Nhật rồi trở lại Úc.
Một tối đầu tháng 8, nhiều bạn các nước qua phòng tôi tìm gặp Jin (28 tuổi, người Hàn) để tặng quà và giúp cô gái xếp đồ đạc. Ngày mai, Jin rời khỏi trường. Cũng như Aimi, Jin không về nước mà bay thẳng sang Úc làm việc.
Ở Philippines, học tiếng Anh không phải suốt ngày cắm mặt vào sách vở hay chỉ nói chuyện 1:1 với thầy cô. Dù bất cứ khóa học nào, các trường vẫn sắp xếp lớp nhóm để giáo viên, học viên thảo luận với nhau về các chủ đề liên quan đến Philippines, chính quốc gia của mình và thế giới xung quanh.
Mỗi ngày có gần hai tiếng chúng tôi quây quần bên nhau học, chơi, hát, múa, trò chuyện về chủ đề văn hóa, giáo dục, y tế, quân sự, kinh tế, pháp luật... và quan điểm sống. Nhờ đó chúng tôi vừa được thực hành tiếng Anh, vừa hiểu thêm về nhau, phá vỡ những rào cản, định kiến và mở lòng đón nhận sự khác biệt.
Cuối tuần là thời khắc các học viên trông chờ, vì được bước ra cổng trường cả ngày để vừa học vừa khám phá. Các dịp lễ nghỉ vài ngày, học viên và giáo viên rủ nhau đến các điểm du lịch nổi tiếng.
Có bạn gái làm tiếp viên hàng không ở Dubai, tuần sau ghé Philippines để thăm và sẵn tiện du lịch, Yu (người Hàn) cười rạng rỡ khi trở thành hướng dẫn viên cho người yêu: "Ở đây có nhiều lựa chọn để đi chơi lắm. Cô ấy thích biển, tôi sẽ tới Palawan". Palawan là điểm đến hấp dẫn, được mệnh danh là hòn đảo thiên đường ở Philippines.
Không đi biển, Oliver (người Đài Loan) gửi cho tôi hình đang vui chơi tại thành phố Vigan cùng các bạn. Anh dự định leo núi, ngắm ruộng bậc thang ở vùng Cordillera, nơi được UNESCO ghi vào danh sách di sản thế giới.
Bên cạnh du lịch ngoài thành phố, học viên còn tìm đến các nơi chứa thông tin về truyền thống địa phương đang sống như viện bảo tàng, phòng triển lãm, làng truyền thống... Hoặc gần gũi hơn, chúng tôi chỉ cần ra chợ mua ít trái cây hay đơn thuần dạo chơi hỏi chuyện bằng tiếng Anh với người dân địa phương.
Phương Uyên (21 tuổi), ở Philippines học được chín tháng, nói đùa rằng: "Góc nào ở thành phố này em cũng từng ghé qua". Cuối tuần, Uyên tranh thủ cùng các bạn đi đến nhiều nơi. Ở quốc gia này, jeepneys là loại xe phổ biến, gần giống xe lam thường hay chạy ở Việt Nam ngày trước. Đi jeepneys rẻ bằng 1/10 đi taxi, nhưng không phải học viên nước ngoài nào cũng biết và tự tin đi jeepneys. Riêng Uyên lại thích và thạo cách di chuyển bằng phương tiện dân dã này.
Dù gia đình khá giả nhưng những ngày ở Philippines Uyên còn tận dụng thời gian để kinh doanh quần áo, kiếm một khoản tiền nho nhỏ làm niềm vui. Tiếng Anh càng trở nên lý thú khi Uyên đăng tin bán trên mạng, trả lời tin nhắn, thuyết phục khách hàng...
Thời gian học tiếng Anh ở Philippines linh hoạt, nên ngoài học viên theo khóa 2-6 tháng, có người chỉ qua học 1-2 tuần rồi về. Trên đường đến làng truyền thống Tam-awan (Baguio), Henry (26 tuổi) chia sẻ sau gần một năm làm quản lý học viên: "Nhiều bạn Nhật Bản, Hàn Quốc tranh thủ kỳ nghỉ để qua Philippines học. Ngoài kiến thức, họ xem đây là cơ hội để giải tỏa căng thẳng, du lịch. Với họ, mức sống và học phí ở Philippines rẻ nên không bận tâm tiền bạc. Cứ rảnh là họ lại qua đây vừa học tiếng Anh vừa chơi".
Cũng giống tôi chọn Philippines để học tiếng Anh vì điều đầu tiên là rẻ, nhiều bạn học viên khác cho rằng họ đã cân nhắc rất kỹ. Singapore là quốc gia châu Á dạy tiếng Anh tốt, nhưng mức sống đắt đỏ nên tiết kiệm lắm thì học phí, sinh hoạt phí và các khoản khác cũng rơi vào tầm 2.000 USD/tháng, gần gấp đôi mức chúng tôi chi trả ở Philippines.
Còn các "nôi tiếng Anh" như Anh, Mỹ đều có chương trình dạy tiếng Anh rất hiệu quả và được nhiều người ưa thích, chọn lựa. Nhưng ngoài chi phí rất đắt đỏ, các nước này hầu như không có khóa tiếng Anh ngắn hạn như Philippines. Khóa dạy tiếng Anh của họ thường mở ra vào các thời điểm nhất định trong năm, dành cho đối tượng học dự bị trước khi bước vào chương trình du học dài hạn chính thức.
"Nếu chỉ qua Anh, Mỹ, Úc... học tiếng Anh vài tháng rồi về thì rất khó xin visa, phải chứng minh tài chính, chưa kể chi phí cao. Thời gian xin visa tầm ba tháng hơn, rất mất thời gian. Philippines thì khác, không cần phỏng vấn visa hay chứng minh tài chính, chi phí rẻ bằng một nửa hoặc ít hơn, và đặc biệt rất dễ đi vì trường tuyển sinh liên tục, bắt đầu học vào thứ hai mỗi tuần" - một người bạn có nhiều kinh nghiệm du học chia sẻ với tôi.
Về giáo trình, nhiều trường tại Philippines tự biên soạn hoặc mua lại bản quyền từ các đơn vị uy tín trên thế giới. Đội ngũ giáo viên hầu hết là người Philippines. Ngoài những người có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng nghiệp vụ tốt, giúp học viên tiến bộ rõ rệt thì vẫn có số giáo viên chưa thật sự làm được điều này. Nói chung là tùy túi tiền mà chọn lựa Anh, Mỹ, Úc hay Singapore... Nhưng nếu ít tiền và muốn có thời gian linh hoạt thì chọn Philippines như tôi cũng là một con đường để vượt qua ngọng nghịu tiếng Anh.
Một số trường tiếng Anh tại Philippines đã trở thành trung tâm khảo thí IELTS. Học viên học và thi IELTS trực tiếp ngay tại trường. Hằng năm, Hội đồng Anh giúp cập nhật chương trình thi mới nhất. Ngoài cạnh tranh bằng cơ sở vật chất, hiện nay một số trường có các khóa học TOEIC, TOEFL, IELTS đảm bảo. Khi kết thúc lộ trình học, nếu học viên không đạt điểm như mục tiêu đã định trước, trường sẽ dạy miễn phí cho đến khi đủ điểm đầu ra.
(ĐCSVN) - Thực tiễn cho thấy, xuất khẩu đã trở thành động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa luôn duy trì ở mức cao. Tuy vậy, xuất khẩu cũng đang phải đối mặt với những khó khăn như rào cản thương mại; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với hàng hóa của các nước.
Tuy nền kinh tế thế giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa luôn duy trì ở mức cao gấp trên 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011 - 2014, xuất khẩu hàng hóa đạt nhịp độ tăng bình quân trên 19,4%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (mục tiêu đề ra là 12%/năm); kim ngạch tăng từ 96,9 tỉ USD vào năm 2011 lên khoảng 150 tỉ USD vào năm 2014. Đặc biệt, trong các năm 2011 - 2013, mặc dù cầu trên thị trường thế giới giảm do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn tăng 22,3%/năm.
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, tập trung cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2014 có khoảng 24 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Tốc độ nhập khẩu tuy có tăng, nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu. Nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 14,6%/năm trong giai đoạn 2011 - 2014; kim ngạch nhập khẩu tăng từ 106,75 tỉ USD năm 2011 lên khoảng 148 tỉ USD vào năm 2014. Nhờ xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu, cán cân thương mại đã được cải thiện rõ rệt và chuyển từ trạng thái thâm hụt lớn trong giai đoạn 2006 - 2011 (mức thâm hụt cao nhất là trên 18 tỉ USD vào năm 2008 và luôn giữ ở mức trên 12 tỷ USD trong 4 năm 2007-2010) sang trạng thái thặng dư. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2012 Việt Nam xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên nước ta xuất siêu hàng hóa kể từ năm 1993; năm 2013 xuất siêu 863 triệu USD, và đến năm 2014, Việt Nam vẫn duy trì được đà xuất siêu, khoảng 2 tỷ USD.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn vừa qua còn một số tồn tại cần sớm được giải quyết. Nhìn chung, hiệu quả xuất khẩu của một số mặt hàng còn chưa tương xứng với tiềm năng. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam được xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, dẫn tới giá trị gia tăng thấp. Công tác xây dựng thương hiệu chưa thực sự hiệu quả. Đối với các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp chế biến, mặc dù kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp cao vào kim ngạch xuất khẩu chung nhưng chủ yếu là loại hình gia công, tỷ lệ nội địa hóa tuy đã tăng dần, nhưng vẫn còn thấp nên giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao. Nhìn chung, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, nên không chỉ không làm tăng tỷ trọng nội địa hóa sản phẩm, mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.
Mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến và thương nhân xuất khẩu chưa được thiết lập một cách hiệu quả để góp phần ổn định nguồn nguyên liệu và tạo sự chủ động trong việc điều tiết lượng hàng xuất khẩu. Công tác xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn hạn chế. Do đó, chưa góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp với các quy định của WTO.
Mặt khác, năm 2014, Việt Nam nhập siêu dịch vụ khoảng 4 tỷ USD và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, chủ yếu do nhập khẩu dịch vụ vận tải vì hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vẫn do nước ngoài thực hiện là chính. Điều này cho thấy những bất lợi khi Việt Nam thực hiện các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong khuôn khổ WTO và cộng đồng ASEAN từ năm 2015 và Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong tương lai không xa.
Chiến lược xuất khẩu chưa gắn với việc khai thác thế mạnh về nông nghiệp. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất dần lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu cạnh tranh về số lượng và giá cả, nhất là sản phẩm nông nghiệp, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt và thủy hải sản, nên rất dễ gặp rủi ro thị trường. Xuất khẩu tập trung quá nhanh vào một số thị trường lớn, nhưng lại nghèo nàn về chủng loại sản phẩm. Vai trò điều phối của các hiệp hội ngành nghề thiếu hiệu quả, dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây nhiều hệ quả giữa các doanh nghiệp trong nước. Ngoại trừ các doanh nghiệp FDI có thị trường xuất khẩu ổn định, dựa vào uy tín của công ty mẹ; phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thị trường ổn định, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và sản phẩm đều thấp, xuất khẩu qua trung gian nên hạn chế khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường.
Chính sách tỷ giá có tác động rất quan trọng đối với chính sách xuất khẩu, nhưng cho đến nay chính sách này vẫn chưa rõ ràng giữa mục tiêu khuyến khích xuất khẩu với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá, giữ giá trị VND. Mặc dù chính sách kinh tế hướng vào xuất khẩu, nhưng việc đầu tư của Nhà nước vào hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến thị trường còn nhiều bất cập; chưa xem hoạt động này như một “chương trình quốc gia” để đầu tư nguồn lực cần thiết…
Cần mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm
Với bước phát triển mới của hoạt động xuất khẩu, Việt Nam phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 11%/năm. Để đạt được mục tiêu này, cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Có biện pháp dài hạn, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định, bền vững, nhất là các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực, có lượng hàng hoá lớn.
Tăng cường và tiếp tục đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ lực vào các thị trường trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Về cơ bản, vẫn cần tiếp tục mở rộng quy mô và đa dạng hoá sản phẩm ở các thị trường lớn hiện nay như EU, Mỹ, ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường các thành viên còn lại của khối TPP, Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ để giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường.
Về mặt sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh phát triển các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử, cơ khí, từ nay đến năm 2030 vẫn cần dựa trên một số nhóm ngành mang tính truyền thống như nông sản chế biến, trong đó có gạo, cà phê, cao su, rau quả và các loại hạt, thuỷ hải sản. Phát huy tiềm năng về cá ngừ đại dương có giá trị xuất khẩu cao dựa trên cải tiến công nghệ đánh bắt và bảo quản. Đa dạng hoá sản phẩm dệt may, da giày,… theo phân khúc thị trường của những người có mức thu nhập khác nhau.
Đẩy mạnh hoạt động đàm phán, ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Tiếp tục tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi về tiếp cận thị trường và cắt giảm thuế quan ngày càng sâu hơn của các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang các thị trường đã ký FTA. Tăng cường công tác dự báo thị trường, bám sát tình hình thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, dự báo thị trường, cải thiện chất lượng hàng hóa nhằm tránh rủi ro cho doanh nghiệp khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu.
Kiểm soát nhập siêu có hiệu quả, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu. Sử dụng các biện pháp đồng bộ như rào cản kỹ thuật, chính sách tiền tệ; tăng mạnh xuất khẩu để thu hẹp chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu…/.
Do ion Clorua thường được thấy dưới dạng kết hợp với ion natri (Na+) nên các thay đổi trong nồng độ natri máu sẽ khiến sự tương ứng trong nồng độ clo thay đổi. Do đó, việc xét nghiệm clorua đo mức độ clorua trong máu hoặc nước tiểu rất quan trọng để đánh giá nồng độ này.
Clorua (Cl) là một anion chính của dịch ngoài tế bào, nó là một trong những chất điện giải quan trọng nhất trong máu của con người. Clorua giúp giữ cho lượng chất dịch bên ngoài và trong của các tế bào cân bằng; giúp duy trì lượng máu, huyết áp và độ pH chất dịch trong cơ thể.
Hầu hết clorua trong cơ thể đều bắt nguồn từ muối (natri clorua) ăn. Để hấp thụ, Clorua được ruột tiêu hóa. Nếu Clorua dư thừa thì nó được đào thải khỏi cơ thể trong nước tiểu. Việc xét nghiệm clorua có thể được thực hiện trên một mẫu của tất cả nước tiểu được thu thập trong thời gian 24 giờ hoặc xét nghiệm định lượng các ion chính có trong huyết tương.