Học bổng ASEAN cho Việt Nam được cấp cả 4 năm học ở Singapore cho đến khi đạt Chứng chỉ Giáo dục Tổng hợp Singapore-Cambridge cấp độ Nâng cao (GCE A-Level) (hoặc tương đương).
Các mốc thời gian quan trọng cần chú ý
Học viên có 2 hình thức nộp hồ sơ
Học viên chỉ được chọn 1 trong 2 hình thức nộp hồ sơ, nếu chọn hình thức nộp qua đường bưu điện thì học viên cần liên hệ Đại Sứ Quán/Lãnh Sự Quán Singapore tại VN để lấy Application Form. Nếu chọn hình thức nộp online chỉ cần khai báo và upload hồ sơ theo đường link mà tôi đã để cập ở trên
Cơ bản nộp online là tiện nhất, vui lòng liên hệ Green Visa để được hướng dẫn tốt hơn
Tất cả hồ sơ phải được dịch thuật sang tiếng Anh
Thí sinh sẽ thi tập trung tại 2 địa điểm lớn
Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu mới được thông báo qua email thư mời dự thi học bổng
Để được tư vấn và hỗ trợ trong quá trình xin học bổng, vui lòng liên hệ Green Visa qua hotline 0901885308
Tuyên bố Khu vực hòa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) được ký kết vào ngày 27-11-1971 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), khẳng định các nước thành viên “quyết tâm thúc đẩy những nỗ lực cần thiết ban đầu để có được sự công nhận và tôn trọng dành cho Đông Nam Á như là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực” và “phối hợp các nỗ lực nhằm mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó hơn nữa giữa họ”. Tuyên bố ZOPFAN thể hiện mong muốn hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như ý thức về tự cường khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Thủ đô Ba-li (In-đô-nê-xi-a, tháng 2-1976), đã chính thức thông qua ZOPFAN, coi đó là phác thảo cơ bản cho hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN.
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) được ký kết vào tháng 2-1976 bao gồm các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quan hệ giữa các nước Đông Nam Á, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, đó là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, quyền tồn tại của mỗi quốc gia không có sự can thiệp, lật đổ hoặc đe dọa từ bên ngoài, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, hợp tác có hiệu quả... Cùng với sự mở rộng sự tham gia của các đối tác, TAC đã trở thành “Bộ luật ứng xử” chung cho các nước trong khu vực cũng như giữa các nước Đông Nam Á với các đối tác bên ngoài.
Tiếp đó, tháng 7-1984, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 17 đã nhất trí thiết lập khu vực không có vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á (gọi tắt là SEANWFZ), coi đó là một trong những công cụ góp phần hình thành ZOPFAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ba được tổ chức tại Thủ đô Ma-ni-la (Phi-líp-pin, tháng 12-1987), khẳng định lại cam kết và quyết tâm trên, bắt đầu đi vào quá trình soạn thảo Hiệp ước SEANWFZ. Sau hơn 10 năm đàm phán, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ năm diễn ra ở Thủ đô Băng Cốc (Thái Lan, tháng 12-1995), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký kết Hiệp ước SEANWFZ, góp phần quan trọng cho hòa bình, an ninh ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như xu thế phi hạt nhân trên toàn thế giới.
Việc xây dựng các chuẩn mực ứng xử thông qua các công cụ trên đã từng bước tạo cơ sở cho quá trình hợp tác giữa các nước thành viên và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ASEAN, hướng tới mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng chuyển biến sâu sắc. Hợp tác kinh tế dần trở thành ưu tiên trong chiến lược hội nhập quốc tế. Một môi trường khu vực hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và tăng cường liên kết kinh tế.
Cùng với các chuyển động ở khu vực và thế giới, ý thức trách nhiệm và gắn kết giữa các nước thành viên ASEAN lớn dần theo thời gian. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN; tiếp đó là sự tham gia của các nước Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia, mở ra giai đoạn mới cho ASEAN và cũng là nền móng cho “ngôi nhà chung ASEAN” sau này. Năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, ASEAN thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020, khởi nguồn cho ý tưởng về một AC với “ý thức về mối liên hệ lịch sử, nhận thức về di sản văn hóa và gắn kết trong bản sắc chung của khu vực”. Những hình dung đầu tiên về AC đã ấp ủ hy vọng cho hàng triệu người dân khu vực về “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc và chia sẻ”.
Ý tưởng về một ASEAN bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á trở thành hiện thực vào những năm cuối của thập niên 90 trong thế kỷ XX, đưa đến những thay đổi căn bản về Hiệp hội cũng như đối với tình hình khu vực. ASEAN-10 đã giúp chấm dứt sự chia rẽ và đối đầu giữa các nước Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên, trên cơ sở hữu nghị, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác toàn diện và ngày càng chặt chẽ cả về song phương, đa phương.
Đoàn kết và hợp tác ASEAN ngày càng được củng cố, tăng cường theo phương châm bảo đảm sự “thống nhất trong đa dạng”, trên cơ sở các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội. ASEAN-10 đã đưa Hiệp hội trở thành một tổ chức hợp tác khu vực thực sự, mang tính toàn diện và năng động hơn; đồng thời, là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình, an ninh, hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN cũng dần hình thành cách tiếp cận và phương thức giải quyết riêng đối với những vấn đề của khu vực và quốc tế, đó là “Phương cách ASEAN”, chú trọng đối thoại và hợp tác, năng động và linh hoạt để tìm được tiếng nói chung và đồng thuận.
Từng bước vững vàng đi lên, ASEAN đã xuất sắc thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa nỗ lực xây dựng Cộng đồng, vừa cùng nhau vượt qua sóng gió, giữ vững hướng đi cho “con tàu” khu vực. Các khó khăn từ khủng hoảng kinh tế, đến dịch bệnh, thiên tai đều không thể cản trở bước phát triển của ASEAN. Càng trong khó khăn, ASEAN càng vươn mình mạnh mẽ.
Từ Chương trình Hành động Hà Nội giai đoạn 1999 - 2004 đến Tuyên bố Hòa hợp Ba-li II năm 2003, từ Chương trình Hành động Viêng Chăn giai đoạn 2004 - 2010 đến Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN năm 2009 - 2015, một Cộng đồng dựa trên ba trụ cột về chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội ngày càng được định hình rõ nét.
Hiến chương ASEAN được ký kết vào năm 2007 và có hiệu lực vào năm 2008 cũng là một bước chuyển mình mạnh mẽ của Hiệp hội, tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho Hiệp hội gia tăng liên kết khu vực, trước hết là thực hiện mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN. Sự ràng buộc về pháp lý cùng với sự đổi mới về bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động của ASEAN góp phần thực hiện các thỏa thuận nghiêm túc và kịp thời hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác.
Với những kết quả tích cực đạt được trong quá trình triển khai các kế hoạch và chương trình hành động, hợp tác ASEAN ngày càng được đẩy mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu, hỗ trợ tích cực các nước thành viên phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng để ASEAN tăng cường hợp tác và liên kết khu vực sâu rộng hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Song song với việc thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với các đối tác cả trong và ngoài khu vực. Thông qua các khuôn khổ hợp tác khu vực do ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), ASEAN đã nhận được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển ở khu vực, đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở châu Á - Thái Bình Dương.
Bằng sự kiên trì, trách nhiệm, nỗ lực cùng nhau vun đắp của các nước thành viên, AC đã chính thức ra đời vào ngày 31-12-2015, tạo bước chuyển giai đoạn quan trọng của hợp tác ASEAN, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN sau gần 50 năm tồn tại và phát triển, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN về mục tiêu xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ hơn và vững mạnh hơn.
Sự hình thành Cộng đồng đã đưa ASEAN trở thành một tổ chức khu vực khá gắn kết với mức độ và phạm vi hợp tác được nâng cao hơn nhiều so với trước đây và đóng vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Cộng đồng ASEAN năm 2015 là kết quả của tầm nhìn chung và nỗ lực của cả 10 nước thành viên trong triển khai Tầm nhìn ASEAN 2020 cùng hàng loạt chương trình và kế hoạch tiếp nối sau đó để hướng tới mục tiêu một ASEAN “gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và có trách nhiệm về xã hội”.
Để tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng AC “thống nhất trong đa dạng”, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 được tổ chức ở Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a, tháng 11-2015), lãnh đạo các nước ASEAN đã ký kết thông qua “Tầm nhìn ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước”,đề ra các mục tiêu, định hướng cho hợp tác và liên kết ASEAN trong 10 năm tiếp theo. Tầm nhìn ASEAN 2025 xác định mục tiêu bao trùm là đưa ASEAN trở thành một tổ chức hợp tác khu vực mở có mức độ liên kết sâu rộng hơn và có vai trò quan trọng hơn ở khu vực; một Cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi hơn của người dân và mang lại những lợi ích thiết thực hơn cho người dân. Bảy năm triển khai Tầm nhìn cùng các kế hoạch tổng thể trên ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, ASEAN tiếp tục tạo nên những kỳ tích mới cho khu vực.
Phát huy thế mạnh trong thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và các chuẩn mực ứng xử chung, ASEAN đã khẳng định mạnh mẽ vai trò và đóng góp trong việc duy trì hòa bình, an ninh ở khu vực. Đặt ở tâm điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nơi hội tụ và giao thoa lợi ích chiến lược của các nước lớn, ASEAN nhận được sự quan tâm, coi trọng của các đối tác, đồng thời bị tác động sâu sắc bởi cạnh tranh, cọ xát chiến lược giữa các nước lớn. Trên nền tảng của sự tin cậy, đoàn kết, thống nhất, ASEAN luôn đứng vững trước các thử thách, biến chuyển sâu rộng của môi trường khu vực và quốc tế.
Trước các diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, ASEAN luôn duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa, phát huy trách nhiệm, vai trò và tiếng nói chung. Xuất phát từ mục tiêu chung là xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình và ổn định, những nỗ lực và đóng góp trách nhiệm của ASEAN trong nhiều năm qua dần kết tinh thành lập trường chung, trong đó đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc tự kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); thúc đẩy thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột trên Biển Đông.
Trong lĩnh vực kinh tế, ASEAN tiếp tục ghi dấu ấn với những thành tựu ấn tượng. Năm 2021, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN đạt trên 3.300 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2015. Từ năm 2015 đến năm 2020, tỷ trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN trong tổng lưu lượng FDI toàn cầu tăng hơn hai lần, từ 5,7% lên 13,8%. Đặc biệt, với việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào năm 2020 sau 8 năm đàm phán, cùng các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác, ASEAN đã khẳng định vai trò trung tâm của các kết nối kinh tế khu vực, góp phần quan trọng vào việc củng cố hệ thống thương mại đa phương toàn cầu. ASEAN cũng không ngừng chủ động thích ứng, đón đầu những lợi ích của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng việc tham gia mạnh mẽ vào các lĩnh vực công nghệ mới, phát triển mạng lưới các thành phố thông minh...
Với phương châm lấy người dân làm trung tâm, trụ cột văn hóa - xã hội không ngừng lớn mạnh, phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hợp tác ngày càng đi vào cụ thể và thiết thực trong nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân từ giáo dục, y tế, an sinh xã hội, bình đẳng giới, xóa đói, giảm nghèo, đến những vấn đề thời sự hiện nay, như phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết quả lớn nhất là tạo ra những cơ chế và khuôn khổ hợp tác, hài hòa hóa các quy định và tiêu chuẩn chung cũng như nâng cao năng lực cho các nước thực hiện các chính sách thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội, cải thiện cuộc sống của người dân, phát triển bền vững. Các hoạt động hợp tác được triển khai thường xuyên, từng bước thẩm thấu vào cuộc sống thường nhật, để từ đó hình thành thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức về Cộng đồng ASEAN.
Trên bình diện đối ngoại, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác cũng có những bước phát triển mới, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của ASEAN ở khu vực và thế giới. Với “vai trò trung gian thực tâm”, ASEAN đã thành công trong việc gắn kết, hài hòa quan tâm của các đối tác khi tham gia hợp tác khu vực, duy trì không khí đối thoại cởi mở và xây dựng, cùng đóng góp trách nhiệm cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF đã khẳng định giá trị của đối thoại, tham vấn và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển.
Trong 6 năm qua, ASEAN đã thiết lập thêm quan hệ đối thoại đầy đủ với Anh, nâng tổng số đối tác đối thoại lên 11 đối tác (bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Liên minh châu Âu và Anh). Số lượng các nước thiết lập quan hệ đối tác phát triển và đại sứ tại ASEAN tăng mạnh. TAC tiếp tục được mở rộng cho các nước trong và ngoài khu vực tham gia, nâng tổng số từ 32 thành viên trong năm 2015 lên 49 thành viên (năm 2022), qua đó khẳng định giá trị của Hiệp ước đối với hòa bình, an ninh khu vực cũng như sự coi trọng của các đối tác đối với vai trò của ASEAN.
Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với khu vực, tác động đến mọi mặt đời sống của khu vực và từng quốc gia thành viên. Trong giai đoạn khó khăn như vậy, sự đoàn kết, tương trợ và tinh thần tự cường của ASEAN càng được phát huy mạnh mẽ. Với tâm niệm luôn vì người dân và hướng tới người dân, các nước ASEAN đã quyết đoán và kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó, tạo trạng thái thích ứng linh hoạt và hiệu quả cho khu vực từ giai đoạn kiểm soát, phòng, chống sang giai đoạn “bình thường mới” và thúc đẩy phục hồi, nhanh chóng ổn định cuộc sống và tạo tâm lý yên tâm cho người dân, doanh nghiệp. Các sáng kiến về ứng phó với dịch bệnh COVID-19 nhanh chóng được đưa ra và nhận được sự nhất trí cao, tạo khuôn khổ chung phối hợp hành động giữa các nước, như Quỹ ASEAN ứng phó với COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực, Khung phục hồi tổng thể, Khung Hành lang đi lại ASEAN. ASEAN cũng kịp thời tổ chức nhiều cuộc họp với các đối tác, các tổ chức quốc tế, như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ, ứng phó hữu hiệu với dịch bệnh. Hợp tác về phân phối, cung ứng, nghiên cứu vắc-xin, thuốc chữa bệnh cũng được đẩy mạnh. ASEAN được đánh giá là một trong những khu vực đạt kết quả phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 đáng khích lệ.
Những thành tựu mà ASEAN đạt được là kết quả của một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ với tinh thần xuyên suốt là đoàn kết, gắn bó, tin cậy và hợp tác chân thành giữa tất cả các nước thành viên. Nhìn lại từng bước tiến của ASEAN, chúng ta có thể tự hào về chặng đường gian khó nhưng đầy vinh quang mà ASEAN đã trải qua và thêm tự tin về chặng đường sắp tới với những thành công mới, vì mục tiêu chung là bảo đảm cuộc sống hòa bình, ổn định, thịnh vượng cho người dân và khu vực.
ASEAN đã hoàn thành 2/3 chặng đường của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với hơn 80% phần công việc được triển khai. Trong hơn hai năm còn lại, cùng với nỗ lực tiếp tục hoàn thành đúng hạn những mục tiêu đã đề ra, ASEAN cũng sẽ tập trung xây dựng Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025 nhằm tiếp tục định hướng và kiến tạo tương lai của Hiệp hội trong giai đoạn tiếp theo. Quá trình xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025 đã được khởi động với những thảo luận bước đầu về định hướng chung cho cả Cộng đồng và định hướng cụ thể cho từng trụ cột. Nhiều ý tưởng đã được nêu ra, nhiều đề xuất đã được thúc đẩy nhằm nâng cao hơn nữa mức độ liên kết và chất lượng “thống nhất trong đa dạng”, nhưng bao trùm lên tất cả, các nước cùng chung chí hướng tiếp tục củng cố Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và thích ứng trước những biến động phức tạp của thế giới và khu vực.
Trong một thế giới không ngừng vận động, với vô vàn cạnh tranh, phức tạp, hơn bao giờ hết, ASEAN cần chứng tỏ được sức sống và khả năng thích ứng, nhạy bén trước mọi xu hướng của thời đại. Để làm được điều đó, yêu cầu đặt ra đối với ASEAN là tiếp tục củng cố đoàn kết, nâng cao nội lực, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng trước mọi cơ hội và thách thức, duy trì tính năng động, linh hoạt để có thể đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
Hành trình của ASEAN hơn nửa thế kỷ qua luôn chứa đựng những cơ hội lớn lao nhưng cũng không thiếu những cam go, phức tạp. Qua mỗi thử thách, ASEAN được tôi luyện và trưởng thành hơn; sau mỗi thành công, ASEAN thêm tự tin, lớn mạnh. Sau tất cả những thăng trầm đó là giá trị cốt lõi làm nên bản sắc và phương cách của ASEAN. Đoàn kết, đồng thuận, sẻ chia và đùm bọc, những giá trị đã, đang và sẽ đồng hành cùng ASEAN để tiếp tục nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng về một ASEAN phát triển mạnh mẽ và vững vàng hơn.
Hai mươi bảy năm trước, quyết định Việt Nam tham gia ASEAN là sự gặp gỡ giữa mong muốn của cả hai bên để chung tay thúc đẩy hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Trong thư đề nghị Việt Nam làm quan sát viên ASEAN vào năm 1992, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã viết: “Việt Nam luôn luôn mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt và hợp tác cùng có lợi với các nước ASEAN, sẵn sàng tham gia các cơ chế đối thoại khu vực, góp phần vào công cuộc xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác”. Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của “gia đình” ASEAN vào ngày 28-7-1995 là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN, một mốc mới đánh dấu sự thay đổi cục diện ở Đông Nam Á, góp phần đẩy mạnh hợp tác ở khu vực, vì sự phồn vinh của mỗi nước và cả khu vực.
Hai mươi bảy năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã và đang mang truyền thống đoàn kết quý báu đó vào các hoạt động của ASEAN. Việt Nam luôn mong muốn một ASEAN đoàn kết, hợp tác hiệu quả để chung tay vun đắp hòa bình, ổn định và sự thịnh vượng của cả khu vực cũng như của từng quốc gia ASEAN và vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam không chỉ nghiêm túc hoàn thành các cam kết và nghĩa vụ của một nước thành viên, mà còn có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN được các nước trong và ngoài khu vực ghi nhận, đánh giá cao. Từ hiện thực hóa ASEAN-10 đặt viên gạch đầu tiên cho Cộng đồng ASEAN, bản Hiến chương ASEAN đưa hợp tác ASEAN vào nền nếp, đến các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN qua từng giai đoạn, Việt Nam đều ghi dấu ấn đóng góp quan trọng, khẳng định vai trò và vị trí của một quốc gia thành viên gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm đối với ASEAN. Đặc biệt, trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, trước những thách thức chưa từng có nảy sinh từ đại dịch COVID-19, Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, không chỉ phát huy sức mạnh tổng thể, vững vàng đưa ASEAN vượt qua giai đoạn đầy khó khăn, mà còn giữ vững đà hợp tác, củng cố đoàn kết, thống nhất, giúp ASEAN tiếp tục vững tin, chủ động định hướng phát triển của Cộng đồng trong giai đoạn mới.
Nguyện vọng chung thiết tha về một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển đã tạo động lực và niềm tin cho các nước vượt qua những khác biệt cũng như những rào cản do lịch sử để lại, gắn kết dưới “mái nhà chung” ASEAN. Hành trình sắp tới của ASEAN sẽ còn nhiều gập ghềnh, gian khó nhưng với nền tảng của hơn nửa thế kỷ hợp tác và liên kết, ASEAN sẽ tiếp tục tự tin vững bước để viết tiếp những câu chuyện thành công. Một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, gắn bó với nhau trong “một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” sẽ mãi là mục tiêu mà tất cả các nước cùng hướng tới vì một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân và khu vực./.
Đại sứ, Quyền Trưởng SOM ASEAN, Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao