Tòa nhà số 52 đường Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Một số bài văn mẫu Tôi đi học
Thanh Tịnh viết được nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Các truyện ngắn của ông đều thấm đượm cảm xúc êm dịu, trong trẻo, vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào sâu lắng. Giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ mà thấm thía khó quên. Trong số đó, Tôi đi học được nhiều bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi biết đến. Để cảm nhận được những tâm trạng bồi hồi,lo lắng của nhân vật "tôi", các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng
+ "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng hôm ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.".
+ " Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang qua trên ngọn núi.".
+ "Họ như con chim non đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngaajo ngừng, e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.".
- Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi". Đây là các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.
- Nhờ các hình ảnh so sánh như thế mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật "tôi" được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn. Cũng nhờ đó, truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình, tươi sáng.
- Truyện ngắn có bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật "tôi", theo trình tuej thời gian của một buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
- Chính các đặc sắc nghệ thuật trên góp phần quan trọng tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
Cảm xúc thiết tha, chứa đựng bao kỉ niệm của nhân vật "tôi" về buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
Tôi đi học là một truyện ngắn tự sự kết hợp trữ tình của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện kể về khoảnh khắc trong ngày đầu tiên tựu trường với những cảm nhận thật ngây thơ và non nớt. Để nắm được những nội dung và nghệ thuật về tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tai đây: Bài soạn Tôi đi học.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Thái độ, cử chủ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học.
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em ở buổi tựu trường đầu tiên, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. Có lẽ các vị cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
- Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, bao dung. Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình yêu thương.
=> Qua các hình ảnh về người lớn, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của các gia đình, nhà trường đồi với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi
- Con đường, cảnh vật chung quanh vốn rất quen nhưng lần này tự niên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới cầm trên tay.
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm cả bút, thước giống như các bạn khác.
- Bỗng thấy sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng cáo quần sạch sẽ, gương mặt vui tươi, sáng sủa.
- Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường. Cảm thấy mình bé nhỏ so với nó, nhân vật "tôi" đâm ra lo sợ vẩn vơ.
- Hồi hộp chờ nghe tên mình. "Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng".
- Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Những tiếng khóc nức nở hay thút thít bật ra rất tự nhiên như phản ứng dây chuyền lúc ấy. Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
- Cảm thấy vừa xa lạ gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin, nhân vật "tôi" nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.