Thị trường hàng hóa gồm 4 nhóm hàng hóa chủ đạo: nông sản, nguyên liệu công nghiệp, kim loại và năng lượng. Thị trường hàng hóa tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy tiêu dùng, dự trữ hàng hóa, đa dạng hóa cho sản phẩm và ổn định sản xuất nguồn hàng.
Phân loại các nền kinh tế thị trường
Có 4 loại kinh tế thị trường phổ biến hiện nay có thể kể tới như:
Cách thức hoạt động của thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa bao gồm giao dịch vật chất và giao dịch phái sinh thông qua việc sử dụng giá giao ngay, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
Để phòng ngừa rủi ro về giá, suốt nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng hình thức giao dịch phái sinh.
Giao dịch phái sinh mà một dạng giao dịch bằng hợp đồng với giá trị hợp đồng xác định dựa trên giá trị của hàng hóa (tài sản cơ sở). Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua các Sở giao dịch hàng hóa tập trung hoặc qua thị trường phi tập trung.
Ngày càng nhiều công cụ phái sinh được hình thành trong giao dịch: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, hợp đồng hoán đổi. Năm 2003, quỹ hoán đổi ETF ra đời, cho phép nhà đầu tư giao dịch vàng dựa trên vàng điện tử mà không cần sở hữu vàng hiện vật, chi phí bảo hiểm và lưu trữ giống như thị trường vàng thỏi London.
Mô hình và hoạt động của thị trường hàng hóa hiện nay
Bởi vậy, để tham gia thị trường hàng hóa, nhà đầu tư có thể lựa chọn 1 trong 3 cách dưới đây:
- Thứ nhất, mua cổ phiếu từ các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cả hàng hóa;
- Thứ hai, tham gia quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư ETF có danh mục đầu tư là hàng hóa thuộc các công ty liên quan;
- Thứ ba, mua bán hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai. Chủ sở hữu phải mua/bán một loại hàng hóa với mức giá cụ thể trước, sau đó việc giao nhận sẽ được xác định tại một thời điểm thỏa thuận trong tương lai.
Tại Việt Nam, mọi giao dịch hàng hóa đều dưới sự quản lý và kiểm soát của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV). Nhà đầu tư muốn tham gia thị trường hàng hóa phải đăng ký và mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại các Thành viên kinh doanh của MXV. Quy trình đặt lệnh sẽ được thực hiện trên phần mềm CQG tương thích mới mọi hệ điều hành dù là web hay app mobile.
Ví dụ về nền kinh tế thị trường hiện nay
Sau đây sẽ là 3 ví dụ điện hình về nền kinh tế thị trường.
Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan tới nền kinh tế thị trường mà DNSE muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ về kinh tế thị trường ở bài viết mang tới cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích.
Chủ thể tham gia trong nền kinh tế thị trường
Trong một nền kinh tế thị trường, sẽ bao gồm các chủ thế sau:
Đối với kinh tế thị trường, chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Cụ thể, Nhà nước sẽ có tránh nhiệm quản lý và đưa ra cách khắc phục đối với các khuyết tật của thị trường, xây dựng thể chế kinh tế, cung cấp hàng hóa công cộng,…
Bên cạnh đó, Nhà nước sẽ thực hiện các chức năng cơ bản như kiểm soát độc quyền, xây dựng các thể chế/chính sách, phân phối lại của cải xã hội, quan tâm tới những yếu tố ngoại ứng,… để đảm bảo sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế lần bình đẳng xã hội.
Doanh nghiệp (Nhà sản xuất) là chủ thể trực tiếp sản xuất ra các loại sản phẩm/dịch vụ được trao đổi ở trên thị trường, đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng. Đây là một trong những chủ thể quan trọng của nền kinh tế thị trường.
Vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của xã hội. Mà còn thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
Những vai trò cụ thể của Doanh nghiệp:
Giống với Doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng là chủ thể quan trọng nhất đối với nền KTT.
Sức mua cũng như nhu cầu của người tiêu dùng là tiền đề quan trọng cho hoạt động sản xuất. Bởi vì bản chất của kinh tế thị trường là nền kinh tế được sản xuất ra nhằm mục đích chính là để bán.
Chủ thể này cung cấp các dịch vụ về tài chính như đầu tư, vay tiền, gửi tiền tiết kiệm và góp phần quàn lý rủi ro tài chính có thể xảy ra.
Các chủ thể (cá nhân hoặc tập thể) cung cấp lao động hoặc dịch vụ lao động trong quá trình cung cấp và sản xuất hàng hóa.
Các chủ thể này làm nhiệm vụ cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất trong quá trình trao đổi hàng hóa/ dịch vụ. Nhờ sự có mặt của nhà trung gian, nền kinh tế thị trưởng sẽ trở nên mềm mại và linh hoạt hơn.
Các đại diện chính cho chủ thể này là các tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia, thị trường xuất khẩu.
Vai trò của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
Nền kinh tế thị trường tại Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Dưới đây là một số minh chứng cụ thể cho vai trò của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam:
1. Phân bổ nguồn lực hiệu quả: Việt Nam mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các khu công nghiệp, chính sách ưu đãi. Ví dụ, việc Samsung đầu tư lớn vào sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh và Thái Nguyên không chỉ giúp tận dụng nguồn lao động giá rẻ mà còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ.
2. Thúc đẩy cạnh tranh: Cạnh tranh trong các ngành dịch vụ và bán lẻ tại Việt Nam ngày càng gay gắt. Ví dụ các chuỗi siêu thị như Winmart, Coopmart liên tục cải thiện chất lượng dịch vụ và tung ra nhiều chương trình khuyến maaix để thu hút nhiều khách hàng. Điều này mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khi họ có nhiều lựa chọn hơn và được mua sắm với giá tốt.
3. Khuyến khích sáng tạo và cải tiến: Các doanh nghiệp công nghệ trong nước như VNG( Zalo) và FPT đã không ngừng đổi mới, nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số nhằm cạnh tranh với các đối thủ quốc tế. Nhờ sự sáng tạo này, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm công nghệ mới trong khu vực Đông Nam Á.
4. Tạo động lực phát triển kinh tế: Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành thương mại điện tử như Shopee, Tiki và Lazada cho thấy nền kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới phát triển. Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao và sự cạnh tranh giữa các nền tảng này không chỉ mang lại nhiều lựa chọn cho tiêu dùng mà còn thúc đẩy giao thương, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Phân loại thị trường hàng hóa hiện nay
Thị trường hàng hóa gồm 4 nhóm hàng hóa chủ đạo:
Nhóm ngành nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, các mặt hàng chính có ngô, gạo, lúa mì, đậu tương, mía…
Nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp, gồm các mặt hàng chính như cao su, đường, cà phê…
Nhóm ngành kim loại, gồm các mặt hàng chính như quặng kim loại, vàng, bạc, đồng…
Nhóm ngành năng lượng với các sản phẩm chính là dầu thô, khí gas tự nhiên, xăng…
Những loại thị trường hàng hóa mà bạn cần biết
Vai trò của thị trường hàng hóa
Giá trị của thị trường hàng hóa đối với doanh nghiệp nằm ở:
- Thứ nhất, môi trường thực hiện các giao dịch kinh doanh của cá nhân và tổ chức trên cả nước, giúp người bán và người mua đàm phán thỏa thuận và giao dịch được thông qua các phương tiện viễn thông hiện đại.
- Thứ hai, rút ngắn quá trình giao dịch của các tổ chức, chủ thể kinh tế về mặt hàng hàng hóa, cách thức sản xuất và quyết định của người lao động thông qua quyết định về giá cả.
- Thứ ba, người mua và người bán có thể cạnh tranh bình đẳng với nhau nhờ mối quan hệ giữa cung và cầu. Số lượng mua bán nhiều hay ít sẽ thể hiện rõ quy mô của thị trường là lớn hay nhỏ. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ kèm theo giá cả cũng sẽ do quan hệ cung-cầu quyết định.
- Cuối cùng, các khách hàng (bao gồm cả khách hàng hiện có và tiềm ẩn) tham gia thị trường hàng hóa để có thể thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của bản thân.
Vai trò của thị trường hàng hóa đối với nền kinh tế chung
Vậy tác dụng của thị trường hàng hóa sẽ là:
- Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và bảo đảm hàng hóa luôn tới tay người mua một cách đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng nhất;
- Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong cộng đồng và nhu cầu chất lượng sản phẩm trong sản xuất;
- Dự trữ hàng hóa cho tiêu dùng và sản xuất, đảm bảo sự cân bằng cho cung-cầu;
- Phát triển sự phong phú, đa dạng cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng;
- Ổn định sản xuất, ổn định nguồn hàng cung ứng cho người tiêu dùng.