EPS là một khái niệm quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, được ví như "chìa khóa vàng" mở ra cánh cửa tiềm năng đầu tư. Chỉ số này đóng vai trò then chốt trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của một công ty, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và hiệu quả.
EPS và Tỷ lệ Giá trên Thu nhập (P/E)
So sánh tỷ lệ P/E trong một nhóm ngành có thể hữu ích, nhưng theo những cách không ngờ tới. Mặc dù có vẻ như một cổ phiếu có giá cao hơn so với EPS của nó so với các công ty cùng ngành có thể bị "thổi phồng giá", nhưng thực tế thì điều ngược lại mới đúng.
Bất kể EPS lịch sử của nó là bao nhiêu, nhà đầu tư sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một cổ phiếu nếu nó được dự đoán sẽ tăng trưởng hoặc vượt trội so với các công ty cùng ngành. Trong thị trường tăng giá (bull market), thông thường các cổ phiếu có tỷ lệ P/E cao nhất trong một chỉ số chứng khoán sẽ vượt trội so với mức trung bình của các cổ phiếu khác trong cùng chỉ số.
Xác định mức "tốt" của EPS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Quan trọng: Không nên đánh giá EPS một cách đơn lẻ. Để có được bức tranh toàn diện về sức khỏe tài chính của công ty, cần kết hợp EPS với các chỉ số khác, chẳng hạn như:
Chỉ số P/E (Price - Earnings Ratio)
Chỉ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho mỗi đồng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của công ty.
P/E = Giá cổ phiếu hiện tại / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Các chỉ tiêu thị trường liên quan
Chỉ tiêu thị trường đo lường chỉ tiêu hiệu quả/thành quả tài chính và là mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính doanh nghiệp. Các chỉ tiêu quan trọng nhất bao gồm:
Giá trị gia tăng thị trường (Market Value Added - MVA)
MVA là thước đo khả năng tạo ra sự giàu có (wealth metrics) cho các cổ đông và giúp đo lường giá trị doanh nghiệp được tích lũy qua thời gian.
MVA = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu - Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu
Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu:
Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu:
Chỉ số P/B (Price -to- Book Ratio)
Chỉ số P/B, viết tắt của Price-to-Book Ratio, là một thước đo tài chính được sử dụng để so sánh giá trị thị trường của một công ty với giá trị sổ sách của nó. Nói cách khác, nó cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho mỗi đồng giá trị tài sản ròng của công ty.
P/B = Giá cổ phiếu hiện tại / Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu
P/B tăng => thể hiện sự thành công của công ty trong việc gia tăng tài sản cho chủ sở hữu và tối đa hóa giá trị thị trường của công ty. Đối với nhà đầu tư, đây là công cụ để lựa chọn cổ phiếu đầu tư.
Chỉ số EPS pha loãng - Diluted EPS
Chỉ số EPS pha loãng dùng cho doanh nghiệp có thêm các dạng khác ngoài cổ phiếu thường như là: cổ phiếu ưu đãi, ESOP, trái phiếu,... Các dạng này sẽ chuyển thành cổ phiếu thường, làm tăng dần chỉ số nếu có dòng tiền tiếp tục đổ vào.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / (Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành + số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi)
Nhà đầu tư cần quan tâm cả hai chỉ số eps trong chứng khoán để tính toán chính xác mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu nắm giữ. Tất cả chỉ số trên được thể hiện đầy đủ và chi tiết trong báo cáo tài chính, trong đó:
Xem thêm: Mách bạn cách tính số lượng cổ phiếu đang lưu hành từ A-Z!
Để tính toán chính xác EPS, nhà đầu tư cần lưu ý các điểm sau:
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Xem thêm: Lợi nhuận bình quân là gì? Lợi nhuận bình quân còn gọi là Average Profit là một thuật ngữ được sử dụng trong các giao dịch mua bán trên thị trường.
Chỉ số EPS lớn hơn 1500 hoặc tối thiểu là 1000 được gọi là tốt. Ngoài ra, EPS cần duy trì tăng trưởng trong nhiều năm thì mới đánh giá được mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.
EPS là chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính nên nhà đầu tư cần nắm rõ ưu nhược điểm khi tính toán EPS.
Các ưu điểm nổi bật của chỉ số này như sau:
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Mặc dù là một chỉ số quan trọng để đọc báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, EPS vẫn có những điểm hạn chế sau:
Qua bài viết trên, bạn đã nắm được chỉ số eps là gì trong chứng khoán, công thức tính và những lưu ý khi sử dụng chỉ số này trong việc đánh giá hoạt động, phát triển của doanh nghiệp. Anfin đồng hành cùng bạn để nâng cao kiến thức và kỹ năng đầu tư chứng khoán.
Tải ngay ứng dụng ANFIN để tích lũy ngay hôm nay. Đầu tư chỉ từ 0 ĐỒNG.
Bấm vào hình ảnh bên dưới hoặc quét mã QR để TẢI APP NGAY!
Nguồn tham khảo: investopedia.com
Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề; Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số DN còn lúng túng trong hạch toán, trong việc xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục vấn đề này hay không?
Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế (TNCT) = doanh thu -chi phí hợp lý + TNCT khác.
Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành thì lợi nhuận doanh nghiệp (LNDN) = doanh thu - CPKD + TN khác.
Theo điểm 1 phần II Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN "doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền". Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính "Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán".
Đối với thu nhập khác: giữa chế độ tài chính DN, kế toán và Luật thuế TNDN không có sự khác nhau nhiều về nội dung các khoản mục thu nhập, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.
Loại trừ sự ảnh hưởng của hai nhân tố doanh thu và thu nhập khác như trên và loại trừ nhân tố chủ quan ta sẽ thấy rằng sự khác nhau giữa TNCT và LNDN chủ yếu là do sự khác nhau giữa chi phí hợp lý (CPHL) theo quy định của Luật thuế TNDN và chi phí kinh doanh (CPKD) của DN. Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu do các nguyên nhân sau:
1/Còn có các quy định khác nhau về chi phí trong các văn bản về chế độ tài chính DN, chế độ kế toán và chính sách về thuế TNDN. Có thể thấy một số khác nhau như:
Một số khoản tiền phạt như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt hành chính về thuế và các khoản nộp khác là chi phí thực tế của DN, theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí tài chính (TK635) nhưng không được đưa vào chi phí tính TNCT (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính)
Theo chế độ kế toán thì toàn bộ chi phí phải trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được hạch toán vào TK 635 "chi phí tài chính". Tuy nhiên theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì khoản chi trả lãi vay vốn pháp định, vốn điều lệ; lãi vay quá hạn, lãi vay phải trả cho đối tượng khác có lãi suất vượt quá mức lãi suất khống chế theo quy định của chính sách về thuế TNDN không được đưa vào chi phí tính TNCT.
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các khoản chi phí khác vượt tỷ lệ khống chế theo quy định của Luật thuế TNDN thì không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế (khoản 11 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên theo chế độ tài chính doanh nghiệp thì các khoản chi này đều có đủ hoá đơn chứng từ thì được xác định theo số thực chi...
2/Do các khoản chi phí không có hoá đơn nên bị loại ra khi xác định chi phí hợp lý để tính TNCT. Theo quy định tại tiết b điểm 2 Điều 9 Luật thuế TNDN "Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau đây:... b/Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp". Như vậy một khoản chi mặc dù là chi phí thực tế của DN trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì theo quy định của Luật thuế TNDN sẽ không được chấp nhận là chi phí hợp lý để tính trừ khi xác định TNCT.
Do yêu cầu kiểm tra, để đảm bảo số liệu kế toán được kiểm tra đầy đủ, toàn diện, liên tục và thống nhất nên khi kiểm tra chi phí tính thuế cán bộ kiểm tra không những chỉ kiểm tra chi phí trong thời kỳ kiểm tra ở phần thể hiện ở TK 911 (XĐKQKD) đối ứng với các TK chi phí 154, 632, 641, 642 (tương ứng với chi phí kinh doanh trong kỳ của DN) mà việc kiểm tra còn phải thực hiện ở cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không tính vào chi phí để tính kết quả kinh doanh trong kỳ như chi phí hàng tồn kho, chi phí chờ phân bổ v.v. Do đó giả sử trong kỳ tính thuế chi phí hợp lý phù hợp với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu các chi phí của hàng tồn kho, chi phí phân bổ không hợp lý sẽ dẫn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN trong kỳ tính thuế.
3/ Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 1242TC/TCDN ngày 6/4/2000 về việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1999 của DNNN "Cần phân biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tính TNCT... DN được hạch toán chi phí theo quy định tại Thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/9/1999 và Thông tư số 8/2000/TC/TCDN ngày 19/1/2000 để xác định lợi nhuận thực hiện. Chi phí theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 17/7/1998 là chi phí để tính TNCT".
Như vậy thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp hiện nay là hai đại lượng khác nhau cả trong chính sách và thực tiễn. Theo công thức xác định TNCT và LNDN nói trên sau khi loại trừ ảnh hưởng của doanh thu và thu nhập khác, ta thấy rằng để TNCT và LNDN bằng nhau thì chi phí hợp lý phải bằng chi phí kinh doanh. Cụ thể là:
Các quy định về chi phí giữa chế độ tài chính doanh nghiệp, kế toán và chính sách về thuế TNDN phải thống nhất với nhau. Thực tế trong thời gian qua Nhà nước ta đã từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN với việc ban hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính DN, chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa chế độ TCDN và thuế. Do đó nhân tố này sẽ có ảnh hưởng không lớn đến sự khác nhau giữa chi phí tính thuế và chi phí SXKD của DN.
Tất cả các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đều có hoá đơn. Đây là biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch giữa LNDN và TNCT... Các DN cũng đã thấy rằng sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính DN, giám sát được chi phí để hạ giá thành. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc chi phí sản xuất kinh doanh của DN không đảm bảo về hoá đơn chứng từ hợp pháp vẫn còn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu do đó chịu ảnh hưởng bởi khả năng của người nộp thuế. Sự tăng trưởng bền vững nguồn thu từ loại thuế này chỉ có thể bằng sự phát triển của sản xuất kinh doanh, từ sự ổn định và phát triển nguồn lực tài chính DN mà lợi nhuận DN là một chỉ tiêu biểu hiện. Khi thu nhập chịu thuế phù hợp với lợi nhuận của DN (độ lệch là tối thiểu) thì thuế TNDN không chỉ là nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn là sự phản ánh khả năng đóng góp của từng DN, doanh nhân vào sự phát triển của đất nước. Để đạt mục tiêu này phải có sự nỗ lực đồng hành từ cả cơ quan quản lý thu và DN cả về mặt hoàn thiện chính sách và việc thực hiện các chính sách đó.
(Tapchitaichinh.vn) Tại Công văn số 101319/CTHN-TTHT ngày 23/11/2020, Cục Thuế TP. Hà Nội đã hướng dẫn Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm về phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với đơn vị sự nghiệp.
Cục Thuế TP. Hà Nội dẫn chứng, Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng với tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1 %; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Một trong những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) đã quy định về phương pháp tính thuế.
Theo đó, số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế TNDN.
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) x Thuế suất thuế TNDN
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là DN thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%, riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%; Đối với kinh doanh hàng hóa: 1 %; Đối với hoạt động khác: 2%.
Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, căn cứ quy định trên, trường hợp Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm là đơn vị sự nghiệp có thu, đang kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; nay tổ chức, sắp xếp lại thành Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư thì Trung tâm căn cứ tình hình hạch toán doanh thu, chi phí thực tế của Trung tâm, đối chiếu các quy định của pháp luật để lựa chọn áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế TNDN, thuế GTGT cho phù hợp.