Bài Tập Về Thừa Kế Luật Dân Sự 1

Bài Tập Về Thừa Kế Luật Dân Sự 1

Khái niệm di sản thừa kế chưa được văn bản pháp luật nào đưa ra cụ thể mà hầu hết chỉ được nêu ra với cách liệt kê di sản gồm những tài sản nào. Khái niệm này đã được một số nhà khoa học đưa ra khi nghiên cứu pháp luật về thừa kế trên cơ sở một số phương diện:

Lịch sử hình thành các quy định của pháp luật về thừa kế.

Pháp luật về thừa kế của chế độ phong kiến Việt Nam và thời kỳ Pháp thuộc

Trong Bộ luật Hồng Đức có quy định các con (con trai, con gái, con nuôi) đều có quyền thừa kế của cha mẹ. Mọi người đều có quyền để lại hương hoả cho con cháu. Điều 390 của Bộ luật quy định : “Cha mẹ làm chúc thư phân chia tài sản, thiết lập hương hoả trong chúc thư”. Vấn đề thừa kế theo di chúc đã được đề cập đến như Điều 388 quy định: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm điều này sẽ mất phần của mình”. Đến triều đại nhà Nguyễn, Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai. Xét về mặt nội dung,các quy định về thừa kế trong luật Hồng Đức và Gia Long tương đối chặt chẽ và đầy đủ.

Thời kỳ Pháp thuộc, ở Việt Nam áp dụng các bộ luật sau : Dân luật Bắc kỳ 1931 và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936. Trong các bộ luật này đều có các quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.

Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh 97/SL về việc sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật dân luật, quy định một số nguyên tắc mới để áp dụng trong điều kiện của nền dân chủ nước ta. Riêng trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền thừa kế di sản của cha mẹ; chồng goá, vợ goá, các con đã thanh niên có quyền xin chia di sản; con, cháu hoặc vợ goá, chồng goá không bắt buộc phải nhận thừa kế của người đã chết; các chủ nợ của người đã chết không có quyền đòi người thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà người đó nhận được.

Hiến pháp năm 1959 đã công nhận vấn đề thừa kế thành nguyên tắc, Điều 19 quy định : “Nhà nước chiếu theo pháp luật, bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 quy định: “Các con đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình và trong việc hưởng thừa kế, không phân biệt con trai, con gái, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi”… Toà án nhân dân tối cao ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn. Thông tư Số 549 NCPL ngày 27/8/1968 hướng dẫn đường lối xét xử các việc tranh chấp về thừa kế; Thông tư Số 02 TATC ngày 02/8/1973 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế di sản liệt sĩ…

Hiến pháp năm 1980, Điều 27 ghi nhận: “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân”. Để phục vụ cho công tác xét xử, Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 81 ngày 24/7/1981 hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (Di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế,…). Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định một số điều liên quan đến quyền thừa kế của vợ, chồng (Điều 14, Điều 16, Điều 17…). Ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh về thừa kế. Đến năm 1995, chế định về thừa kế được quy định tại phần thứ tư của Bộ Luật Dân sự đầu tiên của nước ta, kế thừa hầu hết các quy định của Pháp lệnh về thừa kế 1990. Ngoài ra có bổ sung một số vấn đề mới trong lĩnh vực thừa kế, đặc biệt là việc thừa kế quyền sử dụng đất của cá nhân và thành viên của hộ gia đình. Phần thứ tư của Bộ luật Dân sự năm 2005 về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần của Bộ luật dân sự năm 1995 về thừa kế bên cạnh một số thay đổi để phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật.

Quyền thừa kế là quyền lập di chúc để định đoạt tài sản sau khi chết của cá nhân, quyền để lại di sản cho người thừa kế theo pháp luật của cá nhân, quyền hưởng di sản của người đã chết theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Hai hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự hiện nay là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

▪ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

▪ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

▪ Phần di sản không được định đoạt trong di chúc

▪ Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

▪ Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thủ tục thừa kế tài sản, đất đai, nhà ở mới nhất năm 2022

Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở là một thủ tục tương đối phức tạp với nhiều bước khác nhau.

Quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết thủ tục nhận di sản thừa kế là quyền sử dụng đất theo di chúc: MỤC 5 TẠI ĐÂY

Tham khảo Thủ tục khai di sản thừa kế là đất đai của bố mẹ không có di chúc theo pháp luật thừa kế: MỤC 10 TẠI ĐÂY

Thừa kế đất đai bắt đầu từ năm nào?

Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản của một người đã mất sang cho người còn sống, tài sản có thể là tiền, nhà cửa, đất đai… Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế lại chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản. Vậy thì thừa kế bắt đầu từ năm nào? Việc thừa kế đã có từ xưa, tuy nhiên chỉ đến khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời thì việc thừa kế mới được hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật.

Pháp luật quy định rất rõ quyền thừa kế của cá nhân hay quyền bình đẳng về thừa kế. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mọi cá nhân thì đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 611 Bộ luật Dân sự quy định về Thời điểm, địa điểm mở thừa kế:

“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."

Quy định về thừa kế đất đai, tài sản theo Bộ luật dân sự mới nhất năm 2022

Cập nhật: 25/03/2023 15:00 Lượt xem: 504

Quy định về thừa kế đất đai, tài sản theo di chúc mới nhất

Dưới đây là những thông tin về điều kiện chi tiết để di chúc thừa kế đất đai hợp pháp:

Căn cứ Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di chúc hợp pháp, di chúc thừa kế đất đai cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

▪ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

▪ Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

▪ Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

▪ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

▪ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự.

▪ Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, theo quy định của luật, di chúc miệng vẫn được công nhận nếu có mặt người làm chứng, di chúc được người làm chứng ghi chép lại cùng ký tên hoặc điểm chỉ.